Bình phong đá tự nhiên Long cuốn thủy, rộng 167cm

Mau-Cuon-thu-da-Nha-tho-ho-1.jpg

ĐÁ MỸ NGHỆ CHIẾN CẢNH NINH BÌNH giới thiệu Mẫu Bình phong đá tự nhiên Long cuốn thủy, rộng 167cm chế tác hoàn toàn thủ công, trên chất liệu đá xanh đen được chọn lọc kỹ lưỡng, tỉ mỉ của chúng tôi. Đây cũng là mẫu cuốn thư cũng được nhiều Nhà thờ, Đình, Chùa hay khu lăng thờ lựa chọn hiện nay.

Mau Cuon thu da Nha tho ho 1
Mau Cuon thu da Nha tho ho

Quý khách tìm hiểu thêm:

Hình ảnh Rồng – Long cuốn thủy

Rồng và cách treo Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước, linh vật gắn với nền văn minh lúa nước phát triển, ẩn chứa những yếu tố Âm – Dương, Lửa – Nước… từ bao đời luôn đồng hành với người Việt, từ tâm linh đến mọi hình thức sinh hoạt văn hoá. Trên thế giới duy nhất có người Việt ta nhận Rồng (và Tiên) là tổ tiên nòi giống của mình. Rồng được coi là chúa tể cai quản vùng sông nước, linh vật gắn với nền…

Rồng đi vào đời sống tâm linh của người Việt ta với sự tích “con Rồng, cháu Tiên” vô cùng độc đáo. Cha Lạc Long Quân là vị thần mình rồng, con trai của thần Long Nữ đã lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng… Để rồi trải 4.000 năm lịch sử, dòng máu Tiên Rồng, tình nghĩa đồng bào, Làng – Nước dần hình thành và trở thành truyền thống “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Và cũng từ đó mỗi người Việt Nam đều mang trong mình ý niệm về “Nguyên khí quốc gia, Hồn thiêng sông núi, Địa linh nhân kiệt”.

Mau-Binh-phong-da-Long-Cuon-thuy-dep.jpg
Mau-Binh-phong-da-Long-Cuon-thuy-dep

Rồng luôn gắn bó với Đất – Trời, con người và cảnh vật của non sông đất Việt. Khắp đất nước ta đâu đâu cũng có địa danh mang tên Rồng: Thăng Long, Hạ Long, Bái Tử Long, Bạch Long Vĩ, Long Biên, Long Đỗ, Long Điền, Hoàng Long, Hàm Long, Hàm Rồng, Long An, Vĩnh Long, Phước long, Cửu Long… Chưa nói bao sản vật ăm ắp hương vị Việt cũng mang tên rồng: Nếp rồng, khoai rồng, quả thanh long, quả đậu rồng, cây xương rồng (hàng trăm loại), hoa móng rồng.

Rồng là vận hội của non sông, của nhân tài, là bản mệnh của vua chúa, của triều đại. Rồng từng giúp nhiều triều đại chống giặc ngoại xâm: giúp Triệu Quang Phục đánh giặc Lương, giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, phò Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long… và nhiều mặt liên quan đến sinh mệnh và sinh hoạt của vua đều có rồng: Long nhan, long thể, Long sàng, Long xa, Long ngai, sân rồng, kiệu rồng. Long mạch.

Cuốn thư đá Rồng hút nước, Cuốn thủy đặc sắc tâm linh.
Cuốn thư đá Rồng hút nước, Cuốn thủy đặc sắc tâm linh.

Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Việc xác định phong cách thể hiện con rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình kiến trúc nào đó. Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con rồng không còn mang ý nghĩa thiêng liêng, tối thượng nữa, nhưng nó vẫn là đề tài sáng tác trong các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa, mỹ nghệ… đem lại một vẻ đẹp dân tộc và hiện đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ CHIẾN CẢNH NINH BÌNH