Phân chia long mạch như thế nào?

Khu Lăng mộ đá an táng 1 lần có vị trí và long mạch tốt

Long mạch là vị trí tốt nhất của mảnh đất để tôn tạo, tu sửa, quy tập mộ phần, khu lăng mộ đá gia đình, dòng họ. Theo quan niệm phong thủy, long mạch là nơi khí hội tụ và điểm giao giữa thế đất huyền vũ ở hướng Bắc với thế bạch hổ ở hướng Tây, thế thanh long ở hướng Đông với thế đất chu tước ở hướng Nam. Trong đời sống, long mạch được nói đến rất nhiều với những ý nghĩa phong thủy tốt lành. Tuy nhiên, đó là khái niệm đúng mà chưa đủ. Hãy cùng ĐÁ MỸ NGHỆ CHIẾN CẢNH NINH BÌNH tìm hiểu chi tiết về long mạch trong bài viết sau.

Khu Lăng mộ đá an táng 1 lần có vị trí và long mạch tốt
Khu Lăng mộ đá an táng 1 lần có vị trí và long mạch tốt

Long mạch là gì?

Theo quan niệm phong thủy, long mạch là nơi khí hội tụ và điểm giao giữa thế đất huyền vũ ở hướng Bắc với thế bạch hổ ở hướng Tây, thế thanh long ở hướng Đông với thế đất chu tước ở hướng Nam. Cụ thể:

Thế đất huyền vũ trong long mạch

Thế huyền vũ tượng trưng cho hướng Bắc, mùa đông, màu đen và khí âm. Trong các thế đấy, huyền vũ là thế đất cao nhất.

Thế đất thanh long trong long mạch

Về thế đất thanh long, đây là thế đất tượng trưng cho hướng đông, mùa xuân, màu xanh và khí dương. Xác định theo mặt khí tượng học, thế đất thanh long thể hiện cho chòm sao thần nông.

Thế đất bạch hổ trong long mạch

Thế đất này tượng trưng cho hướng tây, mùa thu, màu trắng và khí âm. Xác định theo mặt địa hình, hình thế bạch hổ có chiều dài nhưng lại thấp hơn hình thế thanh long.

Thế đất chu tước trong long mạch

Thế đất chu tước tượng trưng cho hướng nam, mùa hè, màu đỏ và khí dương dọc theo chiều kim đồng hồ. Hình thế chu tước không chỉ đơn thuần là địa thế mà còn được tượng trưng cho nguồn nước.

Kết hợp lại, ta có 4 thế đất tạo nên long mạch gồm: bạch hồ, chu tước, huyền vũ và thanh long. Bất chấp dáng vóc hay theo hướng riêng thì mỗi con vật linh thiêng trong thế đất đóng một vai trò tối quan trọng trong việc nuôi dưỡng cõi âm (của người chết) và cõi dương (của người sống).

Bạn có thể hình dung long mạch giống như một chiếc ghế bành. Trong đó, hình thế rồng và hổ tượng trưng cho hai tay ghế; hình thế chim tượng trưng cho chiếc ghế con dùng để chân và cuối cùng hình thế rùa tượng trung cho lưng ghế.

Với cách xác định này, vị trí đẹp nhất để xây nhà, xây mộ hay định cư chính là phần giữa mặt ghế. Trong phong thủy, hình thế rồng và hổ bảo vệ long mạch giống như đôi tay ghế bào vệ thân mình bạn. Do đó, sẽ rất không tốt nếu xây nhà, xây mộ ở thế thanh long và bạch hổ.

Day la Khu Lang Mo da co dien tich rong - be the nhat tai Nghe An hien nay
Đây là khu lăng mộ đá có quy mô, diện tích và vị trí phong thủy tốt tại Nghệ An do Đá mỹ nghệ Chiến Cảnh Ninh Bình chế tác, lắp đặt.

Phân chia long mạch

Mạch núi căn cứ vào hướng núi được chia làm 5 loại, tức 5 thế:

– Thế chính: long mạch phát ở phương Bắc, hướng tới phương Nam.

– Thế nghiêng: long mạch phát ở phương Tây, hướng lên phía Bắc, Bắc có huyệt hướng về Nam.

– Thế nghịch: long mạch nghịch thủy hướng lên rồi theo dòng nước đi xuống.

– Thế thuận: long mạch theo thủy chảy xuống rồi lại nghịch thủy đi lên.

– Thế hồi: long mạch trở về Tổ Sơn (nơi phát nguồn của long mạch bao gồm hàng loạt núi kế tiếp nhau: Thái Tổ Sơn, Thái Tông Sơn, Thiếu Tông Sơn).

Mau Mo Da DEP - Cao cap - Mo Tam Son tram khac Tu Quy
Mẫu Mộ đá đẹp, mộ đá tam sơn cao cấp do các nghệ nhân đá Chiến Cảnh chế tác, điêu khắc.

Dựa vào hướng lượn lượn vòng, có thể chia long mạch làm 2 loại:

– Dương long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng theo hướng chiều kim đồng hồ.

– Âm long: long mạch từ Thái Tổ Sơn lượn vòng ngược chiều kim đồng hồ.

Một cách chia âm long và dương long khác là căn cứ vào phương hướng của dòng chảy 2 bên mạch núi:

– Dòng nước từ 2 bên mạch núi chảy đi, nếu dòng từ bên trái chảy sang bên phải, long mạch là dương long.

– Dòng nước từ bên phải mạch núi chảy sang bên trái, long mạch là âm long.

Tư vấn, thiết kế xây dựng lăng mộ đá, mộ đá hợp phong thủy, có vị trí long mạch tốt
Tư vấn, thiết kế xây dựng lăng mộ đá, mộ đá hợp phong thủy, có vị trí long mạch tốt tại Đá Chiến Cảnh Ninh Bình.

Cụ thể hơn, theo hình thái của mạch núi có thể chia long mạch làm 9 loại:

– Hồi long: hình thế long mạch quay đầu về Thái Tổ Sơn, như rồng liếm đuôi, hổ quay đầu.

– Xuất dương long: hình thế long mạch phát tích ngoằn ngoèo như thú xuất lâm, như thuyển vượt biển.

– Giáng long: hình thế long mạch như rồng từ trên trời lao xuống.

– Sinh long: hình thế long mạch vòng cung, mạch nhánh nhiều như chân rết, như dây leo.

– Phi long: hình thế long mạch tụ tập như nhạn bay ưng lượn, 2 cánh mở rộng như phượng hoàng nhảy múa.

– Ngọa long: hình thế long mạch như hổ ngồi, voi đứng, trâu ngủ, thế vững vàng.

– Ẩn long: hình thế long mạch không rõ ràng, mạch long kéo dài.

– Đằng long: hình thế long mạch cao xa, hiểm yếu, rộng lớn như rồng bay vút lên trời cao.

– Lãnh quần long: hình thế long mạch như hội tụ các nhánh, như đàn cá đang bơi, đàn chim đang bay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

ZALO - ĐÁ MỸ NGHỆ CHIẾN CẢNH NINH BÌNH